Thông tư 02/2021/TT-BNV có những thay đổi gì liên quan đến công chức ngành Văn thư

Thông tư 02/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ sẽ có hiệu lực từ ngày 01/08/2021 tới đây! Trong Thông tư mới này ngoài các quy định với công chức hành chính, thì còn có các quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.

Thông tư 02/2021/TT-BNV sẽ thay thế hoàn toàn Thông tư số 14/2014/TT-BNV về  chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn và Thông tư số 10/2019/TT-BNV về việc xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.

Vậy những quy định này có thay đổi ra sao so với các thông tư đã ban hành trước đó?

4 điểm thay đổi nổi bật với công chức ngành Văn thư trong Thông tư 02/2021/TT-BNV

Nội dung bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn về:

4 thay đổi liên quan đến công chức ngành Văn thư trong Thông tư 02/2021/TT-BNV

1/ Công chức văn thư không cần có chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học và chứng chỉ bồi dưỡng quản lý Nhà nước

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3845/VPCP-TCCV ngày 10/6/2021 về các loại chứng chỉ bồi dưỡng với công chức, viên chức. Tại Thông tư 02/2021, Bộ Nội vụ cũng đã chính thức bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra quy định về chứng chỉ bồi dưỡng quản lý Nhà nước và nghiệp vụ ngạch văn thư cũng được bỏ.

Cụ thể, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của công chức chuyên ngành văn thư theo quy định mới được quy định như sau:

TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

(theo Thông tư 02/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ ngày 01/08/2021)

Ngạch Văn thư viên chính

Ngạch Văn thư viên

Ngạch Văn thư viên trung cấp

– Bằng đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư – lưu trữ, lưu trữ học.

– Hoặc bằng đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ văn thư

– Bằng đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư – lưu trữ, lưu trữ học;

– Hoặc bằng đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ văn thư.

– Bằng Trung cấp trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư – lưu trữ, lưu trữ và quản lý thông tin;

– Bằng Trung cấp trở lên chuyên ngành khác và chứng chỉ nghiệp vụ văn thư.

Căn cứ bảng trên ta thấy quy định mới ở tất cả các ngạch, đã chính thức bỏ 3 loại chứng chỉ: ngoại ngữ, tin học và  quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngành. Ngoài ra, nếu vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thì cũng không cần phải có chứng chỉ tiếng dân tộc như trước đây.

Điều này, sẽ giúp cho công chức ngạch văn thư giảm được áp lực chạy theo bằng cấp chứng chỉ chồng chéo, đôi khi khó hiểu! Và cũng giúp các cơ quan tuyển dụng duyệt hồ sơ thi tuyển công chức dễ dàng hơn!

2/ Thay đổi về điều kiện, thời gian giữ ngạch cũ trước khi dự thi nâng ngạch

Quy định tại điểm d khoản 3 Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP công chức được dự thi nâng ngạch phải đáp ứng điều kiện về thời gian công tác tối thiểu với từng ngạch theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch đó.

Vì vậy, công chức chuyên ngành văn thư được thi nâng ngạch thì cũng phải đáp ứng yêu cầu về thời gian tối thiểu tại ngạch ở trước liền kề. Và từ ngày 01/08/2021 tới đây, thời gian này có một số điều chỉnh như sau:

+ Đối với thi nâng ngạch Văn thư viên chính: bỏ đi điều kiện về việc tham gia xây dựng, nghiên cứu một văn bản pháp luật, đề tài, đề án, dự án… hoặc sáng kiến được công nhận ở quy định cũ. Nhưng lại tăng thời gian giữ ngạch văn thư viên hoặc tương đương lên đủ 09 năm (trong đó có tối thiểu 1 năm giữ ngạch văn thư viên). So với quy định trước thì chỉ cần đủ 05 năm (trong đó có tối thiểu 03 năm giữ ngạch văn thư viên).

+ Đối với thi nâng ngạch Văn thư viên: có phân biệt 2 đối tượng có trình độ khi tuyển dụng lần đầu cao đẳng và trung cấp. Cụ thể là: nếu là trình độ cao đẳng, thì chỉ cần thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp và tương đương đủ 02 năm; còn nếu là trình độ trung cấp, thì phải có thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm. Quy định này khác với trước là không phân biệt đối tượng, mà yêu cầu tất cả đều phải đủ 3 năm.

bảng lương công chức văn thư theo Thông tư 02/2021/TT-BNV

3/ Thay đổi về hệ số lương công chức văn thư trình độ cao đẳng

Về lương công chức chuyên ngành văn thư thì vẫn áp dụng quy định như Thông tư 10/2019/TT-BNV. Cụ thể:

+ Lương công chức văn thư viên chính: Áp dụng bảng lương công chức loại A2 (nhóm 1) có hệ số lương từ 4,4 – 6,78;

+ Lương công chức văn thư viên: Áp dụng bảng lương công chức loại A1 có hệ số lương từ 2,34 – 4,98;

+ Lương ngạch công chức văn thư viên trung cấp: Áp dụng bảng lương công chức loại B có hệ số lương từ 1,86 – 4,06.

Tuy nhiên, điểm mới của Thông tư 02/2021 là đã quy định lương cho công chức ngạch văn thư viên trung cấp có trình độ cao đẳng trở lên.

Theo đó, nếu công chức có trình độ cao đẳng trở lên thuộc ngạch văn thư viên trung cấp thì được xếp vào bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp, tương đương hệ số lương bắt đầu là 2,06 – 4,06 mà không phải bắt đầu từ hệ số 1,86. Trong thời gian tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp tương đương hưởng 85% mức lương của hệ số 2,06.

4/ Thay đổi về lương công chức chuyên ngành khác sang văn thư

Ngoài bổ sung thêm hướng dẫn về xếp lương của công chức văn thư viên trung cấp có trình độ cao đẳng trở lên, khoản 2 Điều 15 Thông tư 02/2021 cũng hướng dẫn cụ thể về việc chuyển xếp lương của ngạch công chức chuyên ngành khác sang các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.

Trước đó, điều này đã được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Cụ thể:

– Nếu ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương, thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ;

Đặc biệt: Thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) cũng được tính tương đương khi sang ngạch mới.

– Nếu ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ, thì:

+ Nếu chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ: Căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

+ Nếu đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ: Căn cứ tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

+ Nếu tổng hệ số lương + phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương + phụ cấp ở ngạch cũ.

– Nếu ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ, thì xếp ngang bậc lương + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ sang ngạch mới, và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

Trên đây là 4 điểm thay đổi trong quy định đối với các ngạch công chức ngành văn thư áp dụng từ ngày 01/08/2021. Các bạn có thể tải văn bản Thông tư 02/2021/TT-BNV ở tệp đính kèm trên bài viết này để tìm hiểu thêm!

Khóa học chứng chỉ nghiệp vụ văn thư trong Thông tư 02/2021/TT-BNV

Nếu bạn nào có nhu cầu học để cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ Văn thư lưu trữ có thể tham khảo thông tin tuyển sinh dưới đây nhé!

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ ĐÔNG ĐÔ

MỞ KHÓA HỌC NGHIỆP VỤ VĂN THƯ LƯU TRỮ – HỌC ONLINE CẤP TỐC

Facebook: https://www.facebook.com/Trung.cap.cnqt.Dongdo

Điện thoại: 024. 3784 2523 – 0988 912 205 – 0906 195 155

Các thông tin khác liên quan đến khóa học xem tại: https://tuyensinhhanoi.edu.vn/nghiep-vu-van-thu-luu-tru/

Trả lời

Top