NGƯỜI ĐẦU BẾP chuyên nghiệp cần có kỹ năng và phẩm chất gì?

Lựa chọn học nấu ăn trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp là xu hướng của các bạn trẻ trong những năm gần đây. Bởi nghề đầu bếp có thu nhập cao, dễ dàng có công việc ổn định và cũng khá được coi trọng trong xã hội. Hào quang đến với những người đầu bếp nổi tiếng cũng thật hấp dẫn!

Để trở thành 1 đầu bếp chuyên nghiệp có khó không?

Không khó! Bởi nếu bạn có năng khiếu nấu nướng thì thật tốt! Nhưng nếu bạn không có năng khiếu, thì cũng dễ dàng đăng ký học nấu ăn ở một trường chuyên nghiệp nào đó. Nếu nhanh thì học khoảng 3 tháng – 6 tháng, nếu chuyên sâu phải từ 1 năm trở lên. Tốt nghiệp, có tấm bằng trên tay là bạn có thể xin làm đầu bếp rồi!

Nhưng bạn có biết:

  • Có bao nhiêu người tốt nghiệp ngành Nấu ăn sẽ thành công với nghề Đầu bếp?
  • Có bao nhiêu người đã làm Đầu bếp sẽ gắn bó lâu dài với nghề nghiệp này?

Nhiều người cho rằng, việc gắn bó với nghề nghiệp nào đó có thể là do chữ “duyên”. Nhưng theo quan điểm của tôi, gắn bó hay từ bỏ nghề Đầu bếp phần lớn là do năng lực và sở thích.

Vì nghề Đầu bếp không chỉ có hào quang, tiền bạc, mà nó thực sự là một nghề rất vất vả! Nếu bạn không thực sự có năng lực, không có đam mê thì sẽ có lúc bạn chán nản và muốn từ bỏ!

Do đó, nếu bạn thực sự muốn theo đuổi nghề đầu bếp chuyên nghiệp thì cần lưu ý những vấn đề sau:

1/ Hãy tìm hiểu về những công việc mà người đầu bếp chuyên nghiệp thường phải làm:

  1. Chuẩn bị nguyên liệu, vật dụng, thiết bị nấu ăn cần dùng trong quá trình chế biến. Vệ sinh các thiết bị này cũng như quanh khu vực nấu ăn để đảm bảo cho các món ăn sạch sẽ.
  2. Chọn các nguyên liệu sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
  3. Tiến hành nấu ăn bằng các phương pháp rán, nướng, quay, luộc, om, hấp, kho rim, nướng v.v… Chỉ đạo, phối hợp các hoạt động nấu ăn (trong trường hợp của bếp trưởng).
  4. Trình bày món ăn thật bắt mắt để thực khách cảm nhận được sự hấp dẫn của món ăn.
  5. Bảo quản các đồ thực phẩm.
  6. Đào tạo và giám sát các nhân viên bếp khác.

Ngoài ra người đầu bếp chuyên nghiệp còn có hàng trăm công việc tưởng giản đơn như: hướng dẫn khách hàng cách ăn uống, dọn món; tính toán nguyên liệu giá thành phù hợp từ đi chợ, chế biến, cho tới khi món ăn được đưa lên bàn và được khách hàng chấp nhận. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn phải tươi tắn, niềm nở nhiệt tình.

Người ta hay nói rằng: “Nấu ăn cũng là một nghệ thuật và người đầu bếp chính là nghệ sĩ”. Nên với đặc trưng nghề nghiệp đòi hỏi người đầu bếp cần có sự tỉ mẩn, kiên nhẫn, khéo léo, và phối hợp nhịp nhàng nhiều công việc để chuẩn bị cho sự “ra lò” sản phẩm của mình.

Vì vậy, bạn hãy sẵn sàng tiếp thu, rèn luyện những kỹ năng và phẩm chất của người đầu bếp chuyên nghiệp sau nhé!

Kỹ năng nấu nướng là quan trọng nhất với người đầu bếp!
Kỹ năng nấu nướng là nhân tố quan trọng nhất với người đầu bếp!

2/ Những kỹ năng cần thiết mà người đầu bếp chuyên nghiệp phải có!

  • Kỹ năng nấu nướng: đây là kỹ năng quan trọng nhất. Để có được kỹ năng này, chắc chắn bạn cần tham gia 1 khóa đào tạo nấu ăn chuyên nghiệp. Đồng thời, bạn cần liên tục trau dồi và tích lũy kinh nghiệm khi làm việc trong thực tế. Trải qua thời gian làm việc trong nhà bếp, luyện tập và thích nghi bạn sẽ trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp thực thụ.
  • Kỹ năng sáng tạo: phải luôn ý thức cao về sự sáng tạo trong chế biến. Trình bày món ăn như là việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
  • Kỹ năng tổ chức: đó là khả năng lập các bảng phân công nhiệm vụ, bố trí vị trí, xây dựng các quy trình quản lý.
  • Kỹ năng quản lý: thể hiện ở khả năng tuyển dụng, chỉ đạo công việc trong bếp và tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.
  • Kỹ năng lập kế hoạch: xây dựng thực đơn linh hoạt và đảm bảo cung ứng các món ăn thích hợp cho khách hàng tại mọi thời điểm.
  • Kỹ năng tài chính: có thể kiểm soát chi phí bếp, cân đối giá thành các món ăn.

3/ Những phẩm chất mà người đầu bếp chuyên nghiệp nên có:

  • Khéo tay, sạch sẽ, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt
  • Có mắt thẩm mỹ tốt, nhạy cảm với mùi vị
  • Có khả năng làm việc dưới áp lực cao và làm việc theo nhóm
  • Có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo léo và sáng tạo.

Và đặc biệt là về thái độ:

– Luôn chịu khó học hỏi, có ý chí phấn đấu trong công việc, không ngại khó khăn..

– Thích công việc nấu nướng và yêu nghề đầu bếp.

Mắt thẩm mỹ và tư duy sáng tạo là yếu tố quyết định cho sự thành công của người đầu bếp!
Mắt thẩm mỹ và tư duy sáng tạo là yếu tố quyết định cho sự thành công của người đầu bếp!

Ngoài ra, để có thể trở thành một người đầu bếp giỏi thì cũng cần sự chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi và quốc gia khác nhau. Điều đó sẽ giúp bạn lĩnh hội các kỹ thuật và công thức món ăn mới, cũng như cho bạn thêm nhiều cơ hội.

Nói tóm lại: tại mỗi căn bếp của các Nhà hàng, Khách sạn, Câu lạc bộ, Tiệm ăn nhanh,… đều có những nét đặc trưng khác nhau. Người đầu bếp chuyên nghiệp phải linh hoạt, thích ứng với mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Nhưng dù ở bất kỳ đâu, bất cứ vị trí thì người đầu bếp chuyên nghiệp phải luôn rèn luyện để có và giữ được TÀI – TÂM – ĐỨC.  Và đó chính là sự thành công của người đầu bếp!

Tất cả những yếu tố trên là nền tảng cho những ai đã, đang và sẽ theo đuổi ước mơ trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp muốn thành công trong sự nghiệp của mình.

Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy nhanh chóng bắt tay vào thực hiện nhé! Với việc lựa chọn một địa chỉ đào tạo nấu ăn đầu bếp chuyên nghiệp uy tín nào!

Học nghề nấu ăn tại trường Trung cấp CN&QT Đông Đô

Với 20 năm kinh nghiệm đào tạo trung cấp và 10 năm kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành Nấu ăn. Trường Trung cấp CN&QT Đông Đô là trường dạy nấu ăn Hà Nội và là một địa chỉ đào tạo nấu ăn – dạy nghề đầu bếp chuyên nghiệp uy tín tại Hà Nội.

Đến với trường, bạn sẽ có nhiều lựa chọn cho một khóa học nấu ăn phù hợp:

  • Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm bếp và không quá cầu kỳ về bằng cấp. Thì có thể đăng ký 1 khóa học sơ cấp nấu ăn khoảng từ 3 – 6 tháng.
  • Nếu bạn chỉ là người mới bắt đầu, thì hãy đăng ký khóa học trung cấp nấu ăn nhé!

Với tất cả khóa học, bạn đều được đào tạo đầy đủ về chuyên môn. Sau khi tốt nghiệp có Bằng cấp chuẩn để minh chứng trình độ với nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, khi tham gia khóa học, bạn sẽ được tạo điều kiện vừa học vừa làm. Với việc giới thiệu làm thêm tại các bếp nhà hàng, khách sạn. Việc này, giúp bạn vừa luyện tập kỹ năng đã học, tiếp thu được các kỹ năng thực tế. Đồng thời rèn luyện phẩm chất cần thiết và vừa có thêm thu nhập cho bản thân.

Đây cũng chính là một lợi thế về kinh nghiệm làm việc thực tế để sau khi ra trường bạn có thể ứng tuyển ở một vị trí cao hơn trong bếp.

Thông tin về các khóa học đầu bếp chuyên nghiệp, hãy tham khảo dưới đây nhé để có sự lựa chọn phù hợp:

1/ Khóa học Trung cấp Nấu ăn chính quy cho mọi đối tượng

2/ Khóa học Đầu bếp Việt – sơ cấp nấu ăn nhanh cho người đi làm

Các hình ảnh và hoạt động đào tạo của nhà trường, các bạn xem trên facebook: https://www.facebook.com/truongdaynauanhanoi

Trung cấp CN&QT Đông Đô là địa chỉ dạy nghề đầu bếp uy tín tại Hà Nội!
Trung cấp CN&QT Đông Đô là địa chỉ dạy nghề đầu bếp uy tín tại Hà Nội!

Trả lời

Top